Tin tức sự kiện
Thị trường bất động sản "sáng" dần vào cuối năm
Lượng giao dịch bất động sản tăng ở nhiều phân khúc, các dự án vùng ven bung hàng đón dòng tiền cuối năm của nhà đầu tư là những tín hiệu tích cực của thị trường sau khi chịu ảnh hưởng bởi Covid-19.
Nhà ở trung cấp, bình dân nhiều tiềm năng
Số liệu báo cáo từ 56/63 địa phương được Bộ Xây dựng tổng hợp cho biết, trong quý III/2020, toàn quốc có 36.884 giao dịch bất động sản thành công, trong đó TP.HCM đạt 6.722 giao dịch, tăng 70,6% so với quý II và Hà Nội đạt 2.966 giao dịch, tăng 119%.
Tính theo khu vực, toàn miền Bắc có 10.220 giao dịch thành công, miền Trung là 14.582 giao dịch tại miền Nam là 12.082 giao dịch. Các giao dịch này tập trung chủ yếu ở phân khúc bình dân, còn lượng giao dịch bất động sản cao cấp giảm so với quý trước.
Báo cáo mới công bố của Bộ Xây dựng cũng cho thấy, lượng sản phẩm giao dịch thành công trong quý III/2020 bình quân trên cả nước tăng khoảng 10-25% so với quý II nhờ các doanh nghiệp đã nhanh chóng thích ứng, bám sát các chính sách hỗ trợ của Chính phủ sau thời gian giãn cách xã hội.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, sau 2 đợt giãn cách để phòng chống lây nhiễm Covid-19, từ đầu tháng 8/2020, hầu hết doanh nghiệp bất động sản đã mở bán trở lại các dự án đã lên kế hoạch trước đó, đồng thời công bố kế hoạch kinh doanh thời kỳ mới và tìm kiếm nhân sự phù hợp cho chiến lược lâu dài.
Đáng chú ý, báo cáo nhấn mạnh tiềm năng của mảng bất động sản công nghiệp và xem đây điểm sáng nhất của thị trường bất động sản Việt Nam trong thời gian tới.
Phân khúc nhà ở trung cấp và bình dân cũng được đánh giá là giàu tiềm năng nhờ tốc độ đô thị hóa nhanh, thu nhập của người dân ngày một cải thiện… kéo nhu cầu về nhà ở tăng cao.
"Các doanh nghiệp kinh doanh và doanh nghiệp phát triển bất động sản đã có những giải pháp mới để tiếp cận khách hàng, thay đổi chiến lược hoạt động để đón đầu xu thế dịch chuyển dòng vốn FDI, xu thế đô thị hóa ở các địa phương. Ngoài ra, với những ưu đãi đặc biệt của thiên nhiên, hệ thống giao thông đi lại được cải thiện hơn, cơ chế chính sách đầu tư thông thoáng, thị trường bất động sản Việt Nam đang có những lợi thế riêng hấp dẫn nhà đầu trong và ngoài nước, nhất là với bất động công nghiệp, bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng…", báo cáo đánh giá.
Dòng tiền sẽ chảy nhiều ra vùng ven
Tại Tọa đàm Đầu tư bất động sản hậu Covid-19 dẫn dắt dòng tiền, ông Lê Đức Khánh, Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán VPS, đánh giá lãi suất huy động tiếp tục giảm khiến nhiều nhà đầu tư thấy không còn hấp dẫn, nên đã có sự chuyển hướng và tìm đến các kênh đầu tư khác, trong đó có bất động sản, chứng khoán, chứng khoán phái sinh.
Có chung nhận định về sự lên ngôi của thị trường vùng ven, ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch BHS Group cho rằng, diễn biến thị trường tại hai đô thị lớn là Hà Nội và TP.HCM trong 2 năm gần cho thấy nguồn cung rất hạn chế, điều này đã tạo nên sự dịch chuyển của nguồn tiền sang các các tỉnh lẻ.
Ngoài ra, ông Tuyển còn cho rằng, đang có một lực lượng đáng kể các nhà đầu tư F0 (các nhà đầu tư không chuyện nghiệp). Nhóm F0 mới được hình thành trong thời gian vừa qua khi dịch bệnh bùng phát, các nhà đầu tư nhóm này không phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp nhưng vì Covid-19 nó đã tác động và làm nên sự thay đổi này. Cụ thể, nhiều nhà đầu tư từ các lĩnh vực khác với dòng vốn đầu tư sẵn có đã chủ động tìm kiếm các sản phẩm bất động sản là nơi cất giữ tài sản và sinh lời.
Sự dịch chuyển trong xu hướng đầu tư ra vùng ven đô còn được các chuyên gia nhìn nhận không chỉ là xu hướng trong ngắn hạn bởi tác động của dịch bệnh, mà còn là xu hướng bền vững lâu dài mà các nhà đầu tư có thể trông đợi.
Theo Ngọc Mai
Tiền Phong
Tin tức liên quan
HÈ NÀY, CẢ GIA ĐÌNH PHẢI ĐẾN THÀNH PHỐ CÀ PHÊ!
[TCBC] Thành phố Cà phê - mảnh ghép hoàn thiện hệ sinh thái Lối sống Cà phê của Trung Nguyên Legend
25 DỰ ÁN ĐƯỜNG BỘ DỰ KIẾN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ TRƯỚC 2030
[BÁO ĐẦU TƯ] Đề xuất đầu tư sớm cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang trị giá 19.500 tỷ đồng.
TCBC - THÀNH PHỐ CÀ PHÊ - ĐÔ THỊ TIÊN PHONG THỰC HIỆN SÁNG KIẾN TRỒNG 1 TỶ CÂY XANH